Phần II. Làm văn

Câu 1:

– Hình thức: Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận xã hội, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt, có câu luận điểm rõ ràng, các câu trong đoạn phải có tính liên kết

– Về nội dung: HS cần nêu được các ý sau:

+) Đánh nhau, cãi nhau: là sự mâu thuẫn, không hài hòa trong mối quan hệ, tình cảm dẫn đến những hành động không nhân văn giữa mọi người trong gia đình, tập thể. (0,25 điểm)

+) Vì sao không nên đánh nhau, cãi nhau bởi:
– Đối với cá nhân: việc đánh nhau, cãi nhau làm mất đi hình ảnh đẹp trong lòng người khác. Đây là biểu hiện của hành động ứng xử kém văn hóa, thiếu hiểu biết, làm tổn thương thể xác và tinh thần cho người khác (0,5 điểm)

– Đối với gia đình: việc đánh nhau, cãi nhau gây bất hòa, khiến cho không khí gia đình ngột ngạt. Các thành viên trong gia đình mất đoàn kết, không yêu thương nhau. (0,5 điểm)

– Đối với xã hội: hành vi này không được chấp nhận. Nó sẽ gây mất đoàn kết, thiếu tình yêu thương, thiếu su tôn trọng giữa người với người. Vì thế, xã hội kém văn minh, kém phát triển hơn (0,5 điểm)

HS nêu dẫn chứng phù hợp (0,25 điểm)

Câu 2: 

* Yêu cầu về kĩ năng:
Kiểu bài: nghị luận về một khía cạnh trong một tác phẩm thơ.
– Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng rõ ràng, khai thác được các biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
Bố cục 3 phần rõ ràng, biết xây dựng đoạn, kết, chuyển đoạn lôgic, nhịp nhàng…
* Về nội dung:

A. Mở bài (0,5 đ)
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của người lao động trong hai khổ thơ: niềm vui phơi phới, hăng say của người lao động khi ra khơi và khi thắng lợi trở về bến.

– Nêu vị trí của hai khổ thơ cần nghị luận.

B. Thân bài (4đ)
* Khái quát: Nêu hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ
– Bài thơ viết năm 1958 khi tác giả có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
– Bài thơ là sự kết hợp giữa hai nguồn cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và con người lao động…

Phân tích, đánh giá làm rõ các ý

1. Khổ đầu: Cảnh hoàng hôn trên biển rực rỡ tráng lệ và tâm trạng náo nức, hăng say, tình yêu lao động của người ngư dân khi ra khơi:

* Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả với vẻ đẹp rực rỡ, huy hoàng, kì vĩ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Với sự liên tưởng so sánh thú vị, biện pháp tu từ so sánh: mặt trời xuống biển như hòn lửa → Vầng thái dương kì vĩ của vũ trụ được so sánh, ví von như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn sâu xuống biển khơi nhưng không tắt lịm mà vẫn còn rực rỡ, ấm nóng. Bức tranh hoàng hôn không hề hiu hắt, ảm đạm, thê lương như trong thơ cổ căng tràn nhựa sống.

– Nghệ thuật nhân hóa “Sóng đã cài then đêm sập cửa” đã được vận dụng khéo léo để gợi liên tưởng vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng hiền hoà chính là chiếc then cài cửa. Cảnh biển hiện lên vô cùng rực rỡ, tráng lệ. Người dân chài ra khơi đánh cá như đang được trở về với ngôi nhà ấm áp thân yêu của mình→ Nhà thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời mới có thể viết được những vần thơ hay đến vậy.

* Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc. Vẻ đẹp người lao động được miêu tả với tình yêu, niềm hân hoan, phấn khởi, hăng say lao động:

– Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, liên tục mỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên:

Đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động vất vả.

– Hình ảnh “câu hát căng buồm” – cánh buồm căng gió ra khơi là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm.

Câu hát là niềm vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biểnsay mê với công việc chinh phục biển khơi làm giầu cho Tổ quốc.

2 Khổ cuối của bài thơ: Trên nền cảnh bức tranh thiên nhiên với bình minh tươi sáng, trong trẻo, khoáng đạt, hình ảnh người lao động được miêu tả với niềm hạnh phúc, tư thế chiến thắng trở về, làm chủ thiên nhiên biển khơi.

Bức tranh thiên nhiên bình minh tươi sáng trong trẻo, khoảng đạt, tràn đầy sức sống:

Mặt trời đội biên nhô màu mới.

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Nếu mở đầu bài thơ mặt trời được so sánh “xuống biển như hòn lửa”, thì ở khổ này tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền trở về hình ảnh “mặt trời đội biển nhô màu mới” không chỉ gợi không gian và thời gian, đó là một không gian rực rỡ, tươi mới khi bình minh ló rạng mà còn là một hình ảnh ẩn dụ gợi nhiều liên tưởng trong lòng bạn đọc. Cái “màu mới” kia đâu chỉ là cái ánh sáng rực rỡ, tươi mới của một buổi sớm mai mà còn là màu của sự sống – một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, đủ đầy. Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc liên tưởng tới một tương lai tươi sáng, huy hoàng.  Ngày mới bắt đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh sôi, phát triển.

Hình ảnh con người lao động hạnh phúc, giàu niềm tin, tư thế chiến thắng, làm chủ thiên nhiên
+ Câu hát
+ Nhân hoá: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời…

* Đánh giá:

  • Bằng sự kết hợp giữa bút pháp tả thựcbút pháp lãng mạn, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, các từ ngữ và hình ảnh chọn lọc, đoạn thơ trên đã giúp người đọc hình dung được cảnh đoàn thuyền trở về khi bình minh ló rạng
  • Khi bình minh lên, những người ngư dân khẩn trương kéo lưới lên để kịp trở về, trong họ lại náo nức niềm vui, niềm tin vào cuộc sống mới.
  • Khi mỗi lời thơ được cất lên ta lại nhận ra ở nhà thơ Huy Cận là tình yêu với thiên nhiên, với đất nước và niềm vui, niềm tin yêu vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

C. Kết bài (0,5 đ)

ĐĂNG KÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH

    Bạn muốn tìm hiểu chương trình:

    Hãy điền vấn đề bạn muốn tư vấn và gửi thông tin của bạn đến chúng tôi. Chúng tôi sẽ liên lạc lại hỗ trợ bạn nhanh nhất!

     

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!