Trên thế giới, ngày càng xuất hiện nhiều thần đồng nhí sở hữu lượng kiến thức và kỹ năng thành thục về khoa học máy tính và lập trình.
Tiêu biểu là cô bé 4 tuổi người Pakistan Arish Fatima. Vào tháng 4 vừa qua, em đã xuất sắc trở thành người trẻ nhất đạt chứng chỉ chuyên môn MCP (Microsoft Certified Professional) của Microsoft trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Em hoàn thành bài thi với số điểm 831 – hơn 131 điểm so với số điểm để đạt được chứng chỉ MCP.
Trước đó, vào đầu năm 2021, cả thế giới đều trầm trồ khi Kautilya Katariya – cậu bé 6 tuổi đến từ Anh, được Tổ chức Guinness vinh danh là “Lập trình viên trẻ nhất thế giới”. Cậu bé hiện có ít nhất 6 chứng chỉ khác nhau về khoa học dữ liệu và AI (Artificial Intelligence – Trí thông minh nhân tạo), bao gồm 5 chứng chỉ về lập trình Python và AI do IBM cấp.
Kautilya và Fatima chỉ là 2 trong vô vàn thiên tài lập trình nhí vẫn đang miệt mài trau dồi niềm đam mê của mình dành cho Khoa học máy tính. Những thành tích đáng nể của các em là minh chứng rõ ràng nhất cho việc: Bất cứ ai, kể cả ở độ tuổi rất nhỏ cũng có thể tìm hiểu về công nghệ thông tin và lập trình.
Quan trọng hơn hết, học lập trình cho bé càng sớm sẽ mang lại càng nhiều lợi ích và cơ hội thành công trên con đường học tập và sự nghiệp trong tương lai. Để tìm hiểu xem những lợi ích của việc học lập trình từ nhỏ là gì, Edu2Review mời ba mẹ tham khảo qua bài viết sau!
Những lợi ích mà lập trình đem lại…
Không phải ngẫu nhiên mà lập trình được đánh giá là kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21. Lợi ích của việc học lập trình cho bé đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu trên khắp thế giới.
-
Khơi gợi trí tưởng tượng, tinh thần dám thử những điều mới ở trẻ
Khác với cách học lập trình dành cho người lớn, học lập trình cho bé không có những đoạn mã dài chi chít, những con số khô khan mà thay vào đó, trẻ sẽ được tương tác với những nhân vật ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc trên các nền tảng lập trình thân thiện với trẻ em như Scratch Junior, Tynker hay Code Monkey.
Những nền tảng này cho phép trẻ vận dụng trí tưởng tượng và óc sáng tạo phong phú của mình để tạo nên những thành phẩm công nghệ (trò chơi, câu chuyện, video clip…) độc quyền, mang đậm dấu ấn cá nhân của riêng
-
Nâng cao khả năng tư duy, giải quyết vấn đề một cách logic
Nếu ví thành phẩm công nghệ mà trẻ tạo ra là một bức tranh lớn, thì các mã code chính là những mảnh ghép nhỏ. Để có thể tạo ra một sản phẩm hoàn thiện nhất, trẻ buộc phải quan sát, phân tích, đánh giá xem đâu là những mảnh ghép phù hợp, nên lắp mảnh ghép nào trước và mảnh ghép nào sau… Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây cũng chính là các bước để giải quyết vấn đề một cách logic và khoa học mà trẻ hoàn toàn có thể áp dụng vào cuộc sống.
-
Rèn luyện tính kiên trì, tinh thần lạc quan khi gặp khó khăn
Học ngôn ngữ lập trình, trẻ sẽ có cơ hội được rèn luyện tính kiên trì và tinh thần lạc quan khi đối mặt với thử thách, khó khăn. Bởi lúc bắt đầu tập viết mã code, trẻ sẽ không tránh khỏi việc viết ra những lệnh sai, đôi khi chỉ là những lỗi rất nhỏ như sai một con số, dư một chữ cái cũng sẽ khiến câu lệnh không hoạt động được. Tuy nhiên, trẻ hoàn toàn có thể rà soát lại những lỗi sai và khắc phục chúng. Chính vì thế, thất bại với trẻ không còn là điều quá đáng sợ nữa, bởi trẻ hiểu rằng mình luôn có cơ hội được sửa sai và trở nên hoàn thiện hơn qua mỗi lần vấp ngã.
-
Trẻ học tốt hơn ở trường
Học lập trình cho bé giúp xây dựng và nâng cao khả năng đánh giá, sắp xếp và phân tích dữ liệu – vốn cũng là những kỹ năng cần có để trẻ có thể học tốt các môn học trên lớp, đặc biệt là ở những lĩnh vực khoa học tự nhiên như Toán, Lý….
-
Giúp trẻ làm chủ thế giới tương lai
Với tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, không bao lâu nữa, chúng ta sẽ hoàn toàn sống trong một kỷ nguyên số – nơi công nghệ và lập trình hiện hữu khắp mọi khía cạnh cuộc sống, từ sinh hoạt hàng ngày cho đến học tập và làm việc.
Theo thống kê của trang Code.org, 67% các ngành nghề STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) đều thuộc lĩnh vực Khoa học Máy tính và Lập trình. Tuy nhiên, số sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính chỉ chiếm 11% trên tổng số các ngành STEM, đồng nghĩa với việc ngành nghề này đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng.
Vì vậy, trẻ có kỹ năng lập trình sẽ có lợi thế hơn trong “cuộc đua” việc làm sau khi ra trường khi không phải cạnh tranh với quá nhiều ứng viên khác để có cho mình một công việc tốt
ĐĂNG KÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
Hãy điền vấn đề bạn muốn tư vấn và gửi thông tin của bạn đến chúng tôi. Chúng tôi sẽ liên lạc lại hỗ trợ bạn nhanh nhất!